Skip to main content

Sức Khỏe Xương và Khớp

Khung xương và các khớp của quý vị thay đổi không ngừng. Khi quý vị già đi, quá trình này sẽ trở nên mất cân bằng hơn. Từ đó có thể dẫn đến loãng xương và viêm khớp dạng thấp (RA).

Loãng xương

Trong suốt cuộc đời, xương của quý vị trải qua một quá trình tái tạo. Điều này có nghĩa là xương già sẽ bị gãy. Sau đó, xương mới sẽ hình thành để thay thế. Hao tổn xương xảy ra dần dần cùng với sự lão hóa. Tuy nhiên, mức độ hao tổn sẽ tăng lên khi phụ nữ mãn kinh và tạo ra ít estrogen hơn.

Xương bị loãng có mật độ hoặc độ chắc khỏe thấp hơn. Quá trình tái tạo bị mất cân bằng. Xương trở nên mỏng manh và dễ gãy hơn.

Khi quá trình tái tạo tự nhiên của cơ thể trở nên bị mất cân bằng theo tuổi tác, khả năng mắc bệnh loãng xương sẽ cao hơn. Xương già tiếp tục gãy. Tuy nhiên, khi bị mắc bệnh loãng xương, số lượng xương mới được tạo ra để thay thế sẽ ít hơn. Điều này dẫn đến mật độ xương thấp. Nó làm cho xương mỏng manh và dễ gãy hơn.

Mãn Kinh và Loãng Xương

Phụ nữ lớn tuổi có thể gặp vấn đề về loãng xương. Estrogen tác động mạnh đến tỷ lệ hao tổn xương. Đây là lý do tại sao bệnh loãng xương phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh. Estrogen giúp điều chỉnh quá trình tái tạo xương. Tuy nhiên, khi phụ nữ mãn kinh, nồng độ estrogen sẽ giảm. Điều này ảnh hưởng đến sự cân bằng của các tế bào hủy xương và các tế bào tạo xương. Xương yếu có thể gây thương tích nghiêm trọng khi lớn tuổi. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra sức khỏe xương sau 50 tuổi rất quan trọng.

Đo Mật Độ Xương Của Quý Vị

Phụ nữ sau mãn kinh trên 50 tuổi được khuyến cáo nên kiểm tra xương. Xét nghiệm chính cho bệnh loãng xương là xét nghiệm mật độ xương. Mật độ xương là hàm lượng khoáng chất có trong xương của quý vị, chẳng hạn như canxi. Mật độ xương thấp nghĩa là xương của quý vị xốp hơn hoặc chứa không khí. Bác sĩ có thể cho quý vị chụp mật độ xương. Họ cũng có thể gửi quý vị đến một địa điểm khác để làm kiểm tra. Tùy thuộc vào nơi quý vị sống, chương trình chăm sóc sức khỏe của quý vị có thể giúp quý vị tiến hành kiểm tra xương tại nhà.

Kiểm Soát Viêm Khớp Dạng Thấp

Thời gian đầu, học cách kiểm soát RA có thể khó khăn.

Nhưng tìm hiểu chẩn đoán bệnh có thể giúp quý vị kiểm soát được sức khỏe của mình. Không có thuốc chữa bệnh RA. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có thể giúp quý vị kiểm soát cơn đau và luôn năng động. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tìm hiểu về những cách điều trị này.

Quan trọng là cần bắt đầu điều trị ngay sau khi chẩn đoán. Điều này có thể giúp ngăn ngừa tổn thương lâu dài cho khớp và cải thiện sức khỏe tổng quát của quý vị.

Viêm Khớp Dạng Thấp Tấn Công Vào Khớp Như Thế Nào

Trong hầu hết các trường hợp, RA là chứng bệnh lâu dài. Đây là lý do khiến khớp bị sưng. Từ đó dẫn đến đau và cứng khớp. Điều này có thể khiến việc di chuyển hoặc hoàn thành công việc hàng ngày trở nên khó khăn.

Mỗi khớp trong cơ thể là nơi phần đầu của hai xương gặp nhau. Sụn liên kết xương và hoạt mạc bao quanh mỗi khớp. Đây là một loại mô giúp cho xương chuyển động trơn tru tại chỗ khớp đó.

Khi mắc RA, hoạt mạc bị sưng và dày lên. Điều này làm hỏng sụn và xương. Nó cũng làm yếu các cơ ở gần đó. Đồng thời làm yếu gân nối các cơ với xương. Từ đó gây ra tình trạng khó di chuyển. Trong một số trường hợp, sưng nặng có thể làm cong khớp.

RA thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân ở cả hai bên cơ thể. Nhưng có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp, bao gồm:

  • Mắt cá chân
  • Khuỷu tay
  • Hông
  • Đầu gối
  • Cổ
  • Vai
  • Cổ tay

Các Phương Pháp Điều Trị Thông Thường

Chẩn đoán RA yêu cầu:

  • Khám sức khỏe,
  • Có thể làm xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang, MRI hoặc siêu âm

Khi đã được chẩn đoán, phương pháp điều trị RA nhắm đến:

  • Ít viêm hơn
  • Làm giảm các triệu chứng như đau hoặc sưng
  • Ngăn ngừa tổn thương khớp lâu dài

Không có một phương pháp điều trị nào hiệu quả với tất cả bệnh nhân. Nhiều người có thể thay đổi phương pháp điều trị của họ ít nhất một lần. Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) thường là phương pháp điều trị RA được kê trước tiên.

Những người bị RA có thể làm rất nhiều việc để kiểm soát bệnh. Những người bị RA có thể có chất lượng cuộc sống tốt. Tuy nhiên, nếu quý vị bị RA, quý vị phải có hành động với căn bệnh này. Quan trọng là phải uống tất cả thuốc đã được kê. Đồng thời phải nắm kiểm soát và trao đổi. Cho bác sĩ biết liệu thuốc của quý vị có gây ra bất kỳ tác dụng phụ hoặc vấn đề gì không.

Thời tiết ẩm và lạnh có thể làm cho khớp bị cứng và sưng.

Sức khỏe xương là điều rất quan trọng, đặc biệt là khi về già. Bệnh loãng xương làm gãy xương. Mặc dù thông thường, bệnh loãng xương có thể phòng ngừa được.

Liên H Vi Chúng Tôi

Cần trợ giúp? Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Liên Hệ Với Chúng Tôi
Được Cập Nhật Lần Cuối Vào: 42/1/2020